Kết quả tìm kiếm cho "Công ty Cổ phần NovaGroup"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 20
An Giang với lợi thế có đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km và 5 cửa khẩu thực hiện thông quan hàng hóa, được xem là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh với Campuchia và các nước trong khối ASEAN. Việc phát triển hệ thống logistics là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển.
Trong thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang), một trong những việc cần làm là các cấp, ngành phải nhận diện được những khó khăn, thách thức đang diễn ra tại địa phương để từ đó có giải pháp phù hợp, sát sườn nhằm vực dậy nền kinh tế địa phương.
Không chỉ “trải thảm đỏ” mời gọi nhà đầu tư đến An Giang tìm kiếm cơ hội, phát triển sản xuất - kinh doanh, lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương còn chủ động tổ chức đoàn đến các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh, mời gọi đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên.
Sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2018, hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư ở An Giang, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Với thành công này, An Giang sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào năm 2023.
Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, chủ đề thảo luận “Khai thác và phát triển kinh tế biên mậu” do UBND tỉnh An Giang chủ trì tổ chức đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp (DN) vùng ĐBSCL. Nếu có cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi phù hợp, kinh tế biên mậu vùng ĐBSCL sẽ được “đánh thức” tiềm năng, lợi thế, tạo thêm động lực để vùng đất “Chín Rồng” bứt phá vươn lên.
Chiều 24/11, trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022 tổ chức tại TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận “Phát triển bền vững”, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức diễn đàn trao đổi chủ đề: “Khai thác và phát triển kinh tế biên mậu”.
Nằm ở vị trí đầu nguồn sông Cửu Long, thuận lợi cả đường bộ và đường thủy trong vai trò cửa ngõ kết nối ĐBSCL với tiểu vùng Mekong, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) có nhiều tiềm năng phát triển khu kinh tế biên giới mang tầm quốc tế. Nếu được hưởng cơ chế đặc thù ưu đãi đầu tư, thế mạnh khu vực này sẽ được đánh thức.
Chiều 26/10, đoàn công tác Tập đoàn NovaGroup, do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bùi Thành Nhơn dẫn đầu đã đến làm việc với tỉnh An Giang. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình chủ trì buổi tiếp và làm việc với đoàn.
Đầu năm 2022, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đón nhận nhiều tin vui: Cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu được khởi công; Chính phủ ban hành Nghị quyết 146/NQ-CP, ngày 26/11/2021 về mở mới Cửa khẩu quốc tế đường bộ Vĩnh Xương và hợp nhất cửa khẩu quốc tế đường sông thành cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương…
“TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) mời gọi đầu tư trên nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng giao thông, cụm công nghiệp cho đến phát triển đô thị, môi trường, dịch vụ và du lịch. Trong đó, ưu tiên những dự án bức thiết” - Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu Trần Hoàng Hải chia sẻ.
Cùng với thúc đẩy Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở các địa phương, các sở, ngành còn tích cực hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm OCOP được lan tỏa nhiều nơi, được nhiều người biết đến, tạo thêm hứng khởi tham gia cho các chủ thể kinh tế.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022 là dấu mốc quan trọng của nhiệm kỳ 2020-2025. Việc thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, tiềm năng sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh phát triển. Do vậy, công tác chuẩn bị đòi hỏi phải khẩn trương nhưng chu đáo, hiệu quả.